PHÂN BIỆT RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ VÀ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

10 April, 2023

Bài viết của Chuyên gia hàng đầu về đào tạo huấn luyện, trị liệu chuyên ngành Giáo dục Đặc biệt đến từ Ý, cô Simona Bossoni- Giám Đốc chuyên môn Happy World Academy sẽ giải đáp chi tiết vì sao chúng ta dễ nhầm lẫn rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và tăng động giảm chú ý (ADHD) và cách phân biệt hai rối loạn này ở trẻ.

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) và Tăng động giảm chú ý (ADHD) đều là những rối loạn về phát triển thần kinh, cả hai hội chứng này vừa có những biểu hiện riêng biệt, khác nhau, đồng thời cũng có những dấu hiệu tương đồng, giống nhau. Điều này khiến cho việc phân biệt hai rối loạn này ở trẻ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ trở nên khó khăn hơn.

Có những khác biệt chính, nhưng việc một trẻ có đầy đủ cả hai dấu hiệu rối loạn cũng không phải là hiếm. Có khoảng 1 trong 8 trẻ chẩn đoán là Tăng động giảm chú ý cũng có chẩn đoán đồng thời Rối loạn phổ tự kỷ. Những trẻ này sẽ có nhu cầu trị liệu tốt hơn, cần nhiều điều kiện kết hợp và nhiều khả năng, trẻ sẽ có thêm các biểu hiện khác của tăng động giảm chú ý như tăng động/tăng xung động và giảm chú ý.

Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Rối loạn phổ tự kỷ ảnh hưởng tới trẻ ở ba lĩnh vực chính: ngôn ngữ và giao tiếp, tương tác xã hội, các sở thích và hành vi. Những khó khăn này ảnh hưởng to lớn tới cuộc sống của trẻ, và khiến trẻ cần được hỗ trợ và can thiệp trong một khoảng thời gian dài. Quá trình can thiệp phục hồi chức năng bắt đầu càng sớm, những kỹ năng hoà nhập của trẻ càng được cải thiện và trau dồi, đồng thời trẻ có thể sẽ trở thành một người độc lập khi lớn lên.

Theo Trung tâm Phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ(CDC), vào năm 2018, có khoảng 01 trong số 44 trẻ tại Hoa Kỳ có chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ. Thông thường, rối loạn phổ tự kỷ sẽ xuất hiện trước khi trẻ ba tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ có các dấu hiệu khi bắt đầu một cuộc sống đòi hỏi các giao tiếp xã hội phức tạp hơn, như khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo. Thông thường, tỷ lệ bé trai gặp phải rối loạn này cao hơn bé gái gấp năm lần.

Tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh thông thường. Rối loạn này ảnh hưởng lên khoảng 8.4% trẻ và 2.5% người trưởng thành (theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ), thường xuất hiện ở nam. Rối loạn này thường được phát hiện trễ hơn rối loạn phổ tự kỷ, thường là ở học sinh tiểu học.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn ở việc chú ý, tăng động và kiểm soát xung động. Trẻ thường khó tập trung, ngồi yên, hoặc suy nghĩ trước khi làm. Có 3 dạng tăng động giảm chú ý, tuỳ thuộc vào các biểu hiện của trẻ:

  1. Giảm chú ý
  2. Tăng động – tăng xung động
  3. Kết hợp giữa giảm chú ý và tăng động – tăng xung động

Các dấu hiệu của tăng động giảm chú ý có thể giảm thông qua việc can thiệp nhằm khả năng thiện sự tập trung và kiểm soát các xung động của trẻ.

Vì sao dễ nhầm lẫn rối loạn phổ tự kỷ và tăng động giảm chú ý?

Rối loạn phổ tự kỷ và tăng động giảm chú ý là hai dạng rối loạn khác nhau với những dấu hiệu chính khác nhau. Có thể khi phân tích về các dấu hiệu bề nổi thì chúng khá giống nhau, và thậm chí cả hai rối loạn này còn có thể song song tồn tại. Nhiều hành vi trông giống nhau, nhưng lý do dẫn tới các hành vi đó là khác nhau.

Lấy ví dụ, cả hai rối loạn đều có biểu hiện là khó có thể chơi cùng với trẻ khác. Với rối loạn phổ tự kỷ, nguyên nhân chính là do tương tác xã hội kém, kỹ năng chơi và giao tiếp cũng kém. Trong khi với tăng động giảm chú ý, nguyên nhân chính là do trẻ có quá nhiều xung năng và tăng động, mặc dù trẻ thực sự mong muốn chơi và chia sẻ với trẻ khác.

Cả hai đều gặp khó khăn khi giao tiếp với người khác. Trẻ rối loạn phổ tự kỷ gặp nguyên nhân chính là sự thiếu hụt khả năng hiểu các quy tắc xã hội và kỹ năng giao tiếp chưa ổn. Với trẻ tăng động giảm chú ý, nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu hụt khả năng tập trung trong việc lắng nghe và gặp khó khăn khi đợi tới lượt nói.

Cả hai đều có thể có hành vi tăng động và kém chú ý. Với trẻ rối loạn phổ tự kỷ, nguyên nhân chính dẫn đến việc này là thiếu hụt khả năng tham gia giao tiếp xã hội, nhưng trẻ có thể tập trung vào sở thích cá nhân trong một khoảng thời gian rất dài. Nhưng với trẻ tăng động giảm chú ý, các biểu hiện chính đến từ xung năng của trẻ.

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ có thể dễ dàng được phân biệt so với trẻ tăng động giảm chú ý nếu dựa vào các biểu hiện, dấu hiệu. Những dấu hiệu chính của tăng động giảm chú ý (kém tập trung, tăng xung động và tăng động) cũng có thể xuất hiện ở tự kỷ. Rối loạn phổ t kỷ và tăng động giảm chú ý có những biểu hiện tương tự nhau về tâm lý thần kinh cơ bản. Các biểu hiện tự kỷ không thường xuất hiện ở tăng động giảm chú ý. Vì khả năng xuất hiện các biểu hiện của ADHD ở trẻ tự kỷ cao, vì vậy khả năng trẻ tự kỷ dễ dàng nhận chẩn đoán nhầm với ADHD.

Cách phân biệt trẻ rối loạn phổ tự kỷ và tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý thường khó tập trung vào một thứ gì đó trong thời gian dài, và dễ bị đánh lạc hướng. Còn trẻ rối loạn phổ tự kỷ có thể quan tâm tới một vật gì đó theo sở thích. Trẻ giống như bị ám ảnh bởi thứ yêu thích và khó tập trung vào những thứ mà trẻ không hứng thú.

Rối loạn phổ tự kỷ và tăng động giảm chú ý có những điều kiện riêng biệt và cũng có một số biểu hiện giống nhau. Nếu bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cảm thấy lo lắng việc trẻ thể hiện một trong hai điều kiện trên sẽ cần trao đổi với bác sĩ Nhi khoa hoặc một chuyên viên đặc biệt. Can thiệp sớm rất quan trọng với cả hai rối loạn trên. Có một số phương pháp hoặc thuốc (được dùng trong các trường hợp nặng) sẽ giúp trẻ cải thiện các lĩnh vực khó khăn của trẻ.

Để giải đáp các thắc mắc, ba mẹ vui lòng gọi đến số Hotline 0932.64.35.39 hoặc inbox cho fanpage Học viện Thế Giới Hạnh Phúc TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

  • Tạp chí Rối loạn Chú ý (01/2020); 24(1); “Những biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện ở trẻ tăng động giảm chú ý”
  • Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (A.P.A)
  • Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (C.D.C)
  • Nghiên cứu về Rối loạn Phổ Tự Kỷ, 01-03/2012, “Tự kỷ và tăng động giảm chú ý: những biểu hiện giống và khác nhau”

Tác giả: Chuyên gia hàng đầu về đào tạo huấn luyện, trị liệu chuyên ngành Giáo dục Đặc biệt đến từ Ý cô Simona Bossoni- Giám đốc chuyên môn Học Viện Thế Giới Hạnh Phúc

Hotline 0932 64 35 39