CÁCH BỐ MẸ NHẬN BIẾT SỚM TRẺ CÓ DẤU HIỆU RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ (ASD)

4 April, 2022

Bài viết của Chuyên gia Cao cấp Simona Bossoni, Trưởng Trung Tâm Phát Triển Nhi – Bệnh viện Quốc tế Gia Khang, sẽ giải đáp chi tiết về Rối loạn Phổ Tự Kỷ ở trẻ em, cách bố mẹ nhận biết sớm con mình có dấu hiệu Rối loạn Phổ Tự Kỷ và một số công cụ chuyên dùng để sàng lọc hiện đang được áp  dụng.

Rối loạn Phổ Tự Kỷ gì? 

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một tình trạng phát triển tâm thần xảy ra trong quá trình phát triển đầu đời, gây ra những tổn thương đáng kể, ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực của trẻ trong cuộc sống hằng ngày.

Những ảnh hưởng chính thường là những kỹ năng tương tác xã hội, khả năng giao tiếp và ngôn ngữ, sở thích cũng như hành vi.

Gần như mọi lúc trẻ có Rối loạn Phổ Tự Kỷ trông giống với các trẻ khác, tuy nhiên trẻ cách mà trẻ giao tiếp, tương tác, hành xử, và học tập có thể sẽ theo một phương thức khác với các bạn.

Điển hình như trẻ có thể thích chơi một mình hơn là chơi cùng bạn bè, hoặc không biết cách để thể hiện những nhu cầu cơ bản của bản thân, cách đi đứng hoặc chơi của trẻ cũng có thể khá lạ lẫm.

Đối với một số kỹ năng đặc biệt như xử lý vấn đề hay tính toán, một số trẻ tự kỷ có thể lại trở nên xuất sắc, lấy ví dụ về việc tính những phép tính phức tạp, trẻ có thể đưa ra đáp án một cách nhanh chóng mặc dù trẻ vẫn đang có những khó khăn như đếm có bao nhiêu đồ vật.

Quá trình phát triển của trẻ thường sẽ dựa trên những mốc phát triển cơ bản, liên quan tới từng lĩnh vực riêng biệt, ví dụ như có trẻ ở độ tuổi khoảng 12 tháng đã có thể vẫy tay để chỉ “tạm biệt” hay “bye-bye”, hoặc là trẻ có thể vừa đi vừa giữ vật gì đó trên tay; mỗi trẻ sẽ có một tốc độ phát triển riêng của mình.

Nếu bạn muốn nhận biết những mốc phát triển quan trọng của con mình bạn có thể truy cập: https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/milestones/index.html. Tại đường dẫn này, bạn có thể thấy các mốc quan trọng của từng độ tuổi trên từng lĩnh vực, các mốc phát triển được mô tả một cách đơn giản và đính kèm nhiều video giải thích.

Một số công cụ chuyên dùng để sàng lọc Rối loạn Phổ Tự Kỷ

công cụ sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ

Nếu bạn là phụ huynh hay là một bác sĩ khoa nhi đang băn khoăn không biết trẻ mà mình đang quan sát đang phát triển thế nào, hãy cố gắng đến gặp một chuyên viên có chuyên môn để được sàng lọc mức độ phát triển của trẻ. Chuyên viên sẽ quan sát và chơi với con bạn, đồng thời cũng có thể sẽ phỏng vấn bạn bằng một số công cụ chuyên dùng để sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ

Một trong những công cụ sàng lọc thường dùng nhất cho Rối loạn Phổ Tự Kỷ là M-Chat-R (Bảng kiểm sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ có sửa đổi, hiệu chỉnh), hoặc là STAT (Công cụ sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em); song song đó, sử dụng đồng thời bộ công cụ nhận biết chậm phát triển ASQ-3 (Bộ câu hỏi đánh giá sự phát triển theo tuổi, ấn bản thứ ba).

Nếu kết quả cuối cùng đưa ra nguy cơ cho việc chậm phát triển tâm thần, việc cấp thiết tiếp theo chính là đến ngay một trung tâm chuyên biệt có một đội ngũ đa chuyên ngành. Bởi vì để chẩn đoán Rối loạn Phổ Tự Kỷ thường khó khăn, không có một xét nghiệm y khoa nào có thể chẩn đoán rối loạn này, kể cả xét nghiệm máu.

Các chuyên viên sẽ quan sát hành vi cùng với mức độ phát triển của trẻ để đưa ra chẩn đoán, tổng hợp các thông tin từ phía người chăm sóc và sử dụng đồng thời các bài lượng giá theo tiêu chuẩn vàng như ADOS 2 (Lịch trình Quan sát Chẩn đoán Tự Kỷ – ấn bản thứ hai), lượng giá thông qua hoạt động chơi cùng trẻ kết hợp với ADI-R (Bảng phỏng vấn Chẩn đoán Tự Kỷ – hiệu chỉnh), một buổi phỏng vấn có cấu trúc dành riêng cho phụ huynh.

Rối loạn Phổ Tự Kỷ thỉnh thoảng được phát hiện ở độ tuổi 18 tháng, hoặc là nhỏ hơn. Khoảng hai tuổi, chẩn đoán của một chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ được coi là đáng tin cậy.

Làm sao tôi nhận ra con tôi có dấu hiệu của Rối loạn Phổ Tự Kỷ?

Bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc nhận ra liệu con mình có đang phát triển đúng với lứa tuổi không; tuy nhiên, bố mẹ vẫn sẽ cần sự hỗ trợ của các chuyên viên để xác định rõ xem con mình có thực sự chậm phát triển không, đặc biệt là có dấu hiệu của tự kỷ không.

Những dấu hiệu nhận biết sớm thường thấy của tự kỷ ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Không phản hồi với tên của mình
  • Có nhiều hứng thú với đồ vật hơn là với con người, kể cả người đó là bố mẹ
  • Tránh giao tiếp mắt trực tiếp
  • Không cười khi ai đó cười với trẻ
  • Dễ khó chịu khi trẻ không thích gì đó, có thể là khẩu vị, mùi vị hoặc âm thanh nào đó
  • Có những chuyển động lặp đi lặp lại, ví dụ như vỗ tay, búng ngón tay hoặc đung đưa cả cơ thể, cũng có thể có những hành động lặp lại nhiều lần liên tục
  • Không nói nhiều như những trẻ khác
  • Lặp lại những câu nói giống nhau
  • Không chỉ vào những vật dụng để thể hiện rằng trẻ đang hứng thú
  • Từ chối việc bế hay âu yếm, hoặc chỉ có thể âu yếm trẻ khi trẻ muốn
  • Thể hiện như là không biết người khác đang nói với trẻ, hoặc là phản hồi với những âm thanh khác bên ngoài
  • Gặp khó khăn trong việc chấp nhận lịch trình, công việc hằng ngày bị thay đổi
  • Mất đi những kỹ năng mà trẻ đã từng làm được (ví dụ như ngừng sử dụng những từ mà trẻ đã từng sử dụng)

Cần làm gì khi con có những dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ

Khi con bạn có một trong những dấu hiệu sớm của Rối loạn Phổ Tự Kỷ, hãy hành động ngay lập tức để được nhận biết sớm NẾU con bạn đang đối mặt với việc chậm phát triển và cần một kế hoạch can thiệp sớm hoặc con bạn chỉ cần hỗ trợ bằng một kế hoạch chuyên biệt hay một hành động cụ thể để cho con được phát triển đúng mức phát triển của con.

Việc phát hiện sớm và can thiệp sớm chính là phương pháp hỗ trợ tốt nhất mà ta có thể dành cho con. Hành động sớm có thể mang lại những thay đổi đáng kể cho cuộc sống của con bạn.

phát hiện sớm và can thiệp sớm tự kỷ ở trẻ

trung tâm phát triển nhi bệnh viện quốc tế gia khang

     

    Để giải đáp các thắc mắc, quý khách vui lòng gọi đến số Hotline 0911.69.33.99 hoặc inbox cho fanpage Bệnh viện Quốc tế Gia Khang TẠI ĐÂY

    Hotline 0932 64 35 39