CAN THIỆP NHÓM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

26 April, 2023

Bên cạnh can thiệp cá nhân, can thiệp nhóm có thể có lợi trong việc giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ thực hành những kỹ năng xã hội đã học được trong quá trình can thiệp cá nhân, trong một tình huống xã hội phức tạp nhất. Cùng tìm hiểu về phương pháp can thiệp nhóm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ từ Học viện Thế Giới Hạnh Phúc

Lợi ích của can thiệp nhóm đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh khiến trẻ không chỉ gặp khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội mà còn thể hiện các hành vi và sở thích bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại. Trẻ cần được giúp đỡ để học cách xử lý các tình huống xã hội. Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ thường có mong muốn giao lưu với người khác nhưng không biết cách mở lời với bạn hoặc có thể bị choáng ngợp bởi những ý tưởng hay trải nghiệm mới mà trẻ không thể kiểm soát.

Khi trẻ rối loạn phổ tự kỷ trưởng thành, các em có thể gặp khó khăn trong việc: phát triển và duy trì tình bạn, giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa và người lớn, hay hiểu những hành vi bất ngờ ở trường học hoặc nơi làm việc .

Can thiệp cá nhân (1 chuyên viên:1 trẻ) giúp trẻ tương tác, giao tiếp với chuyên viên can thiệp hiệu quả trong giai đoạn trẻ mới được can thiệp và chưa quen với sinh hoạt tập thể, giúp trẻ học những kỹ năng thiếu hụt một cách nhanh nhất và có cơ hội phát triển kỹ năng học tập, cải thiện sự tập trung chú ý .

Bên cạnh can thiệp cá nhân, can thiệp nhóm có thể có lợi trong việc giúp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ thực hành những kỹ năng xã hội đã học được trong quá trình can thiệp cá nhân, trong một tình huống xã hội phức tạp nhất.

Theo các nhà chuyên môn thì can thiệp nhóm rất quan trọng với trẻ rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, bởi thông qua các hoạt động nhóm, trẻ có thể:

  • Giao tiếp với đa dạng đối tượng.
  • Nắm bắt được một số kỹ năng cơ bản như giao tiếp mắt, bắt chước, chú ý, học cách chơi tập thể, chờ đợi, nhận lượt, luân phiên, khả năng phối hợp.
  • Phát triển nhận thức về bản thân, về người khác, về các sự vật, hiện tượng, quy tắc từ môi trường xung quanh.
  • Trẻ còn có được sự tự tin từ việc trải nghiệm và xử lý những tình huống mới, tăng thêm tính sáng tạo, chủ động.

Việc can thiệp cá nhân và can thiệp nhóm cần phải song hành với nhau thì trẻ mới có thể tiến bộ về nhận thức, giao tiếp cũng như các kỹ năng khác ở mức độ tối ưu nhất để trẻ có thể hòa nhập với môi trường xung quanh. Thông thường, can thiệp cá nhân diễn ra trước can thiệp nhóm.

Chương trình can thiệp nhóm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Mục tiêu của can thiệp nhóm

Mục tiêu của can thiệp nhóm có thể là phát triển vận động tinh, động động thô, nhận thức, các kỹ năng sinh hoạt hằng ngày, hoặc có thể giúp trẻ cải thiện những kỹ năng xã hội như kỹ năng trò chuyện, kỹ năng kết bạn, giải quyết vấn đề, nhận biết cảm xúc.

Ngoài ra, can thiệp nhóm luôn giúp trẻ phát triển các kỹ năng tương tác cụ thể như khởi xướng, đáp lại, duy trì, chào hỏi, đưa ra/chấp nhận lời khen, lần lượt, chia sẻ, yêu cầu giúp đỡ, đề nghị giúp đỡ những người khác.

Các hình thức can thiệp nhóm

Các nhóm can thiệp có thể là nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn tùy vào khả năng của trẻ cũng như mục đích của chuyên viên.

Nhóm nhỏ thường là nhóm trẻ có trình độ kỹ năng tương đương, khoảng 2-4 trẻ. Đôi khi, cũng có thể bao gồm cả những trẻ có trình độ phát triển cao hơn, để những trẻ tốt hơn có tác động tích cực đến những trẻ có trình độ thấp hơn.

Nhóm lớn thường tập trung các nhóm trẻ khác nhau vào một không gian để trẻ tập làm quen với mô hình sinh hoạt xã hội thu nhỏ, giúp các trẻ có thể tương tác, học hỏi lẫn nhau.

Trẻ học cách biết chờ đợi, tuân thủ luật chơi để ứng dụng vào cuộc sống. Các chuyên viên đảm nhiệm can thiệp nhóm có thể là một hoạt động trị liệu, âm ngữ trị liệu, giáo viên giáo dục đặc biệt hoặc chuyên viên tâm lý học,… Các nhóm can thiệp có thể tuân theo một chương trình với mục tiêu và bài học cụ thể hoặc đôi khi chỉ đơn giản tạo cơ hội bình thường cho học sinh giao lưu dưới sự giám sát của chuyên viên can thiệp.

Can thiệp nhóm mang lại lợi ích to lớn cho phụ huynh

Danielle Burrier, người dẫn đầu nhóm can thiệp STEPPING OUT cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ở mọi độ tuổi tại Allied Services, Hoa Kỳ lưu ý rằng: “Tâm lý sợ hãi trải nghiệm các tình huống xã hội của phụ huynh trẻ rối loạn phổ tự kỷ có thể ngăn cản họ thử các hoạt động mới”. “Can thiệp nhóm mang đến cho trẻ em và phụ huynh cơ hội và tăng sự tự tin để thử các tình huống xã hội mới. Điều khiến nó trở nên khác biệt là có các nhà trị liệu tham gia vào cuộc vui chơi để định hướng và chia sẻ các công cụ trị liệu với cha mẹ và trẻ em. Điều này sẽ xóa đi nỗi sợ hãi và tăng cơ hội thành công và tiến bộ của trẻ”

Cùng với các kỹ năng xã hội, con bạn cũng có thể học một số kỹ năng sống quan trọng trong quá trình lớn lên mà nhiều trẻ có rối loạn phổ tự kỷ bỏ lỡ vì thiếu nhận thức hoặc vì cha mẹ có thể quá kiệt sức hoặc chán nản để dạy những kỹ năng đó.

Khi con học các kỹ năng với một chuyên gia, và có một nhóm bạn cùng tuổi để tham gia cùng, gánh nặng cố gắng dạy con của phụ huynh sẽ được giảm bớt. Phụ huynh có thể cảm thấy bình tĩnh hơn về sự phát triển của con mình — và thay vì phải trở thành giáo viên kỹ năng xã hội và huấn luyện viên xã hội của con, có lẽ những bậc cha mẹ sẽ cảm thấy thư giãn và dành nhiều thời gian hơn để tận hưởng cuộc sống với con.

Để giải đáp các thắc mắc, ba mẹ vui lòng gọi đến số Hotline 0932.643.539 hoặc inbox cho fanpage Học Viện Thế Giới Hạnh Phúc TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo

Hotline 0932 64 35 39